Giàu từ nuôi lợn nái
Ngày cập nhật 09/03/2011

Đến chi hội phụ nữ Tây Linh thuộc Hội  Hương Giang, hỏi đến chị Xuân Diệu ai ai cũng vui vẻ hỏi đùa mọi người rằng: “Diệu đại lý lợn à? Ai cũng biết ở thôn Tây Linh không phải nhiều chị em có tên Diệu nhưng mọi người gọi vậy là vì hội viên Tây linh nuôi nhiều lợn như chị Diệu thì không nhiều; và hình như chị Diệu cũng đã quen và vui với cái tên kèm theo mà mọi người đặt cho mình.

Đúng vậy! chị Diệu hiện đang là tấm gương sáng cho chị em phụ nữ không chỉ trong thôn mà trong xã noi theo về việc dám nghĩ dám làm để vươn lên làm kinh tế giỏi. Hiện tại  gia đình chị sở hữu đàn lợn trên 50 con trong đó có  07 lợn nái; 5 lợn thịt và 38 lợn con) có người hỏi vì sao chị lại đầu tư nuôi nhiều lợn nái như vậy? Chị Diệu vui vẻ đùa rằng: Ừ thì để cung cấp giống cho bà con xã mình. Tưởng đùa mà hóa ra không, Thật vậy, người chăn nuôi lợn thì nhiều nhưng nguồn giống thì không có ai cung cấp, phải mua giống từ những địa phương khác, theo kiểu may rủi nữa chứ, mà giá cả lại khá cao do phí vận chuyển...Thấy được điều đó, chị đã bàn bạc với chồng vay vốn để đầu tư nuôi, lúc đầu chị cũng còn dè dặt không dám nuôi một lúc với số lượng nhiều, chỉ nuôi 1- 2 con, về sau lợn phát triển nhanh. Lợn mẹ mỗi năm cho 2 lứa với mỗi lứa có từ 10 đến 12 lợn con và 10 lợn thịt; một năm chị thu nhập trung bình 51.000.000 đồng .

 Khẳng định tính kinh tế của việc chăn nuôi lợn nái, chị đã mạnh dạn đầu tư xây dựng thêm chuồng trại nuôi  với số lượng nhiều hơn và đến nay thì vốn liếng của chị là cả một đàn lợn nái với số lượng 07 con. Ngoài ra chị còn chăn nuôi thêm gà, vịt để tăng thu nhập …

Công việc tưởng chừng như nhẹ nhàng song cũng rất vất vả, chị bảo: cứ lăng xăng cả ngày, không nghỉ tay, cứ cho lợn ăn, rồi tắm lợn, dội chuồng cho sạch sẽ, sau đó loay hoay sang cho vịt, gà ăn…rồi lại thể hiện bổn phận của người vợ, người mẹ trong gia đình như nấu ăn, giặt giũ… Với công việc như vậy nhưng chị vẫn vui vẻ, luôn cười cười nói nói.

Chị tâm sự: “Trước đây, tôi vất vả lam lũ cả ngày từ sáng đến tối, vợ chồng con cái sống nhờ vào ít sào ruộng; hết lên rừng hái măng lại xuống sông bắt ỗc ngày nắng cũng như ngày mưa, thế nhưng kinh tế gia đình chẳng khá giả là mấy; mọi chi tiêu trong gia đình đều phải cậy vào đồng lương cán bộ ít ỏi của chồng, trong lúc đó thì bốn đưa con đang tuổi ăn tuổi học, cuộc sống gia đình càng thêm vất vả. Trong những năm trở lại đây, với chương trình vay vốn hỗ trợ chăn nuôi, tôi đã mạnh dạn vay vốn để đầu tư phát triển kinh tế và thành công đã mỉm cười với tôi; “Bây giờ kinh tế gia đình chị đã khá hơn, nhờ thu nhập từ đàn lợn nên chị đã chu cấp cho 02 đứa con đang học cao đẳng và quan trọng chị đã tạo được phong trào nuôi lợn nái ở địa phương mình; Nhiều chị  ở thôn Tây Linh đã chăn nuôi lợn nái, lợn thịt với số lượng từ 10 con trở lên.

Hiện tại những chị em phụ nữ ở thôn Tây Linh khi muốn nuôi lợn nái đều tìm chị để hỏi kinh nghiệm và những lúc như thế chị đều vui vẻ truyền đạt những kinh nghiệm mà chị có được cho mọi người.

Với lối sống hòa đồng cùng mọi người chị tham gia tích cực vào các hoạt động phong trào của phụ nữ cũng như của địa phương và làm kinh tế giỏi; Nhiều năm liền chị đều được chi hội và Hội LHPN xã bầu chọn là hội viên xuất sắc và Chi hội Tây Linh đã rất tự hào vì có người hội viên như chị./.

        Trần Thị Mỹ Huê
CT Hội LHPN xã Hương Giang

Tin mới
Xem tin theo ngày