Trung tâm đã tranh thủ sự hỗ trợ của các chương trình mục tiêu Quốc gia: Đề án 1956 (Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2010), Đề án 295: (Hỗ trợ học nghề -Tạo việc làm cho lao động nữ giai đoạn 2010-2115), các nguồn hỗ trợ Trung ương, các dự án để tổ chức đào tạo nghề, xây dựng mô hình. Trung tâm được Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, đảm bảo cho việc dạy và học. Đội ngũ cán bộ Trung tâm thường xuyên tổ chức chiêu sinh nhằm thu hút lực lượng lao động, đặc biệt là lao động nữ nông thôn để đào tạo nghề theo chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình dạy nghề của Trung ương Hội và chương trình dạy nghề thường xuyên có thu học phí của Trung tâm.
Thường xuyên phối hợp với các ban, ngành liên quan, Hội phụ nữ các cấp, tổ chức tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dạy nghề, giải quyết việc làm. Tuyên truyền về vai trò vị trí, tầm quan trọng trong việc học nghề và việc làm trong phụ nữ và cộng đồng dân cư, nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi về quan điểm học nghề, việc làm và thu hút lao động nữ tham gia, chủ động trong định hướng học nghề và tạo việc làm. Thông tin kịp thời đến với các học viên về các chế độ chính sách về học nghề. Giới thiệu các mô hình và các hình thức dạy nghề đa dạng phong phú, tuyên truyền các tấm gương tiêu biểu của giáo viên và học viên trong dạy và học. Giới thiệu các doanh nghiệp làm tốt công tác tham gia hỗ trợ cho hoạt động dạy nghề. …
Trung tâm thường xuyên mở 2 loại hình đào tạo chính: May công nghiệp, kỹ thuật chế biến món ăn, đây là nguồn cung ứng lao động cho các Khu công nghiệp, các đơn vị may mặc, các khu du lịch, nhà hàng, khách sạn, các trường học. Ngoài ra còn mở thêm các lớp ngắn hạn như: làm bánh, cắm hoa nghệ thuật, trang điểm thẩm mỹ, cắt tỉa hoa củ quả…đã thu hút nhiều học viên đến tham gia. Trung tâm luôn tạo điều kiện cho học viên và quan tâm đặc biệt đối với phụ nữ nghèo và phụ nữ đơn thân, tàn tật… Nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng đào tạo và tạo việc làm, Trung tâm đã tích cực tham gia các kỳ Hội chợ việc làm, Festival, kết nối với Trung tâm dịch vụ việc làm tham gia các sàn giao dịch việc làm nhằm quảng bá các hoạt động của Trung tâm và học hỏi kinh nghiệm, tìm hiểu nhu cầu đào tạo, mở rộng liên kết các công ty, xí nghiệp, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn trong và ngoài tỉnh. Tham gia các kỳ hội giảng, hội thi giáo viên dạy giỏi, thi tay nghề của học viên đều đạt giải. Trung tâm đã quy tụ sự tham gia của các nghệ nhân, các thầy cô giáo giỏi, tâm huyết với nghề. Nhằm nâng cao chất lượng giáo viên, Trung tâm đã tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao tay nghề, học tập các mô hình dạy nghề…. Vì vậy, các học viên được đào tạo tại Trung tâm đều có tay nghề vững vàng, tự tin khi tham gia vào các đơn vị sử dụng lao động. Trong nhiệm kỳ qua Trung tâm đã đào tạo cho 1.978 lao động.
Song song với việc đào tạo nghề, công tác tư vấn giới thiệu việc làm đã được Trung tâm quan tâm, thường xuyên tổ chức tư vấn giới thiệu, cung ứng lao động, đặc biệt là lao động nữ cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Đã kết nối việc làm cho 1.483 lao động (đạt 75% so với số lượng đào tạo nghề) có việc làm ổn định tại các nhà máy, khu công nghiệp, các công ty du lịch, nhà hàng, khách sạn ….Nhiều học viên tự mở tiệm may, hoặc mở nhà hàng, quán ăn, thành lập các tổ dịch vụ phục vụ hiếu hỷ... .Lao động đã có việc làm ổn định. Thu nhập 1 lao động bình quân từ 3.000.000đ- 6.000.000đ/tháng. Các mô hình tạo việc làm tại chỗ cho lao động nữ của Đề án 295: “Tổ hợp tác mây tre đan Quảng Phú”, “Nước mắm Quảng Ngạn”, “Nấm rơm Phú Hồ” được Trung ương Hội hỗ trợ kinh phí 450.000.000đ/3 mô hình, đã duy trì và hoạt động có hiệu quả. Các hoạt động tập huấn nâng cao tay nghề, áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, chăn nuôi, kỹ năng lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, xúc tiến xây dựng thương hiệu, mua máy móc, trang thiết bị, tổ chức các hội nghị quảng bá sản phẩm kết nối thị trường, nhằm tìm kiếm khách hàng và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm mang lại hiệu quả thiết thực. Hoạt động tổ chức hội nghị sơ kết, ra mắt mô hình, đã rút ra bài học kinh nghiệm nhằm nhân rộng ở các cấp Hội. Các sản phẩm của các mô hình đa dạng, phong phú về mẫu mã, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường. Mỗi thành viên đóng góp 70.000đ/tháng-100.000đ/tháng, đến nay xây dựng được nguồn quỹ 150.000.000đ. Mô hình đã tạo điều kiện cho lao động nữ có việc làm tại chỗ ổn định, tăng thu nhập từ 800.000đ/tháng/TV đến nay 3.000.000đ/tháng/TV, nâng cao đời sống, góp phần xây dựng nông thôn mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Qua 3 năm xây dựng mô hình tạo việc làm tại chỗ cho lao động nữ sau học nghề cho thấy tính thiết thực của mô hình, giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động, tạo ra sự liên kết trong sản xuất, trong áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tìm kiếm thị trường để tiêu thụ ra sản phẩm ổn định, giá cả hợp lý. Thông qua các hoạt động của tổ, tính tương thân tương ái, hỗ trợ lẫn nhau trong khó khăn được phát huy. Đồng thời tạo điều kiện cho lao động có việc làm, huy động sự tham gia của các thành viên trong gia đình và thu hút lao động khác cùng tham gia. Các mô hình hiệu quả đã được nhân rộng các địa bàn khác.
Trong những năm tiếp theo, dưới sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh, với sự nỗ lực không ngừng, sự cố gắng tìm tòi sáng tạo trong quá trình hoạt động, Trung tâm Giới thiệu việc làm và Dạy nghề sẽ tập trung đổi mới hoạt động; quan tâm nhiều hơn đối tượng ở nông thôn, đặc biệt lao động nữ; chú trọng việc đến việc nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các loại hình đào tạo, phong phú, phù hợp hơn, trong đó ưu tiên cho các các ngành nghề truyền thống, có lợi thế, mở rộng liên kết đào tạo nghề kỹ thuật cao, góp phần giữ gìn và phát huy các làng nghề truyền thống.Tiếp tục tranh thủ các nguồn đầu tư của các tổ chức, các chương trình dự án, các tổ chức tín dụng, tạo cơ hội cho lao động nữ được tiếp cận nguồn vốn và các thông tin về kinh tế, thị trường, để đầu tư có hiệu quả hơn. Thường xuyên làm tốt công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho lao động. Xây dựng các mô hình tạo việc làm tại chỗ cho lao động nữ có chất lượng. Tiếp tục thực hiện tốt công tác phối hợp với các cấp, các ngành liên quan nhằm nâng cao công tác xã hội hóa đào tạo nghề, gắn với giải quyết việc làm. Tăng cường hiệu quả hoạt động, hoàn thiện bộ máy cán bộ Trung tâm, xây dựng đội ngũ giáo viên đạt chuẩn để Trung tâm thực sự là cầu nối cho lao động, thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia có hiệu quả.
Đỗ Thị Thanh Vân
Phó GĐ Trung tâm GTVL & DN Hội LHPN tỉnh