Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 5.876.622
Truy cập hiện tại 97
Đề án 295 tạo cơ hội cho phụ nữ thoát nghèo bền vững.
Ngày cập nhật 02/01/2015

Thực hiện Quyết định số 295/QĐ- TTg 26/02/2010 của Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Đề án”Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010- 2015”, Tỉnh Ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Hội LHPN tỉnh tiến hành xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án 295 năm 2013 và năm 2014 của Hội ( Kế hoạch số 33//KH-HPN ngày15/ 10 / 2012, Kế hoạch số 57/KH-HPN ngày 29/5/2013.)Và các kế hoạch được lồng ghép với việc thực hiện đào tạo nghề theo Đề án 1956 của Tỉnh, đồng thời được lồng ghép với các kế hoạch hoạt động của Hội. Và đến nay, qua 4 năm triển khai, đã tạo cơ hội cho hội viên phụ nữ thoát nghèo từ những mô hình dạy nghề hiệu quả, thiết thực.

Trên cơ sở Kế hoạch thực hiện Đề án đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và Trung ương Hội hỗ trợ kinh phí, Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo Trung Tâm Giới thiệu việc làm (GTVL) và dạy nghề  Tỉnh Hội tổ chức triển khai các hoạt động. Phối hợp với Hội LHPN các cấp, các ngành, Cấp ủy, Chính quyền địa phương, phổ biến  nội dung Đề án 295 đến tận nhân dân, cán bộ hội viên.Thông báo các chế độ chính sách hỗ trợ cho người lao động khi tham gia học nghề. Đồng thời kết hợp với Hội phụ nữ các xã, phường, thị trấn, các địa phương tổ chức chiêu sinh và đào tạo nghề tại chỗ và lưu động trên địa bàn các huyện. Công tác truyền thông về dạy nghề và tạo việc làm cho phụ nữ, được Hội quan tâm chỉ đạo ngay từ khi lập kế hoạch cho đến khi tổ chức thực hiện. Phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể tổ chức tuyên truyền triển khai  nội dung Đề án 295 đến tận các cán bộ,  hội viên ở cơ sở, tuyên truyền về vai trò vị trí, tầm quan trọng của việc học  nghề và việc làm cho phụ nữ, về các chính sách hỗ trợ cho học viên, nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi quan điểm học nghề, việc làm thu hút nhiều lao động nữ tham gia, chủ động định hướng học nghề và tạo việc làm. Đồng thời chỉ đạo các cấp Hội vận động hội viên, phụ nữ các con em trong gia đình tham gia học nghề tai các cơ sở dạy nghề. Đề án này ra đời, đáp ứng nhu cầu thiết thân của các lao động nữ cả nông thôn lẫn thành thị, đây là một chính sách lớn ưu đãi hỗ trợ học nghề và tạo việc làm một cách toàn diện và có hệ thống. Trong năm 2013 đã kết hợp với các cấp hội, cấp ủy, chính quyền địa phương các xã tổ chức 9 cuộc truyền thông tư vấn nghề và việc làm có 360 lao động nữ tham gia. Qua đợt tư vấn, đã cung cấp thêm thông tin cho lao động về các đơn vị đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh với ngành nghề đào tạo đa dạng, phong phú, nghề nông nghiệp, phi nông nghiệp, giới thiệu các đơn vị doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động vào làm việc, có thu nhập ổn định.Đồng thời hướng đẫn lao động có thể tự tạo việc làm: thành lập tổ dịch vụ ở những nơi có điều kiện, mở những quán ăn, nhà hàng nhỏ phục vụ nhân dân tại địa phương. Và tổ chức 3 hội nghị khách hàng với chủ đề “ Lao động nữ với học nghề và việc làm”. Dưới sự giúp đỡ của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh,  tạo điều kiện cho các đơn vị đào tạo nghề, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, các lao động nữ gặp gỡ, trao đổi các thông tin về dạy nghề và tìm kiếm việc làm. Những thông tin từ các Hội nghị này thực sự bổ ích cho các lao động chưa có nghề và việc làm, có cơ hội tiếp cận thông tin và lựa chọn cho mình một ngành nghề phù hợp, để có thu nhập ổn định, cải thiện đời sống ngày một tốt hơn. Hội LHPN tỉnh là thành viên Ban chỉ đạo Đề án 1956 của tỉnh, hàng năm Hội đều tham gia các đợt giám sát kết quả hoạt động thực hiện Đề án của các đơn vị dạy nghề trên địa bàn tỉnh, đồng thời kiểm tra được việc tư vấn giới thiệu việc làm cho lao động trên dịa bàn tỉnh, đánh giá được sự  phối hợp giữa các cấp, các ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương và các cấp Hội trong việc triển khai Đề án. Năm 2013, để đảm bảo chương trình khung do Tổng cục dạy nghề quy định, Hội LHPN Tỉnh đã chỉ đạo Trung tâm GTVL và Dạy nghề tiến hành rà soát lại các chương trình sơ cấp đã ban hành và trên cơ sở đó, Trung tâm đã tiến hành xây dựng lại chương trình đào tạo sơ cấp Kỹ thuật chế biến món ăn 320 tiết, đảm bảo chất lượng và đạt chuẩn theo quy định.Đây là chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu của lao động nữ trên địa bàn tỉnh, nghề kỹ thuật chế biến món ăn đã tạo cơ hội cho lao động nữ có việc làm trong các doanh nghiệp, khách sạn, nhà hàng, quán ăn, các trường mẫu giáo, hoặc tự tạo việc làm trong địa phương.Từ nguồn Đề án 295:Tại Trung tâm GTVL và Dạy nghề Hội LHPN tỉnh: Đã tổ chức đào tạo sơ cấp: 13 lớp với  398 học viên trong đó:(bao gồm cả dạy tại chỗ và lưu động) với3 lớp May dân dụng và công nghiệp và 10 lớp Kỹ thuật chế biến món ăn. Tại cấp huyện và cơ sở: Đã phối hợp với các cơ sở dạy nghề tổ chức đào tạo nghề cho 6.635 lao động với các nghề May công nghiệp, Kỹ thuật chế biến món ăn, điện, thuê, mây tre đan, chế biến các loại mắm, dịch vụ kinh doanh. Hoạt động giới thiệu việc làm cũng đặc biệt được chú trọng, Hội phụ nữ các cấp, Trung tâm GTVL và dạy nghề Hội đã thường xuyên tổ chức tốt việc tư vấn kết nối việc làm cho lao động, tạo cơ hội tìm kiếm việc làm. Liên kết với các đơn vị có nhu cầu tuyển lao động, có mức lương ổn định, có chế độ ưu đãi cho lao động. Hiện nay các lao động đang làm việc tại Khu công nghiệp Phú Bài, Khu công nghiệp Hương Sơ, Khu công nghiệp Hương Trà, các công ty chuyên sản xuất các mặt hàng may mặt trên địa bàn,  các trường mầm non, các công ty du lịch, khách sạn, nhà hàng. Hiện nay Trung tâm đã giới thiệu được 873 lao động có việc làm ổn định. Hội phụ nữ cơ sở đã giới thiệu việc làm cho 6.062  lao động. Hội đã thực hiện đồng bộ việc dạy nghề, tư vấn nghề cho lao động, tạo điều kiện vay vốn qua kênh Ngân hàng Chính sách xã hội, nguồn vốn Oxfam của Hội, và các nguồn khác từ cơ sở  với tổng số vốn 30 tỷ giải ngân cho 2000 người vay và đồng thời tạo việc làm cho phụ nữ qua mô hình “Tổ hợp tác mây tre đan Quảng Phú”; mô hình “Tổ hợp tác sản xuất nước mắm Quảng Ngạn” các mô hình  làm nghề tóc giả, dịch vụ mua bán sắn công nghiệp, mô hình phát triển sản xuất, chăn nuôi, trổng rừng, trồng cao su, nuôi tôm cá…mang lại hiệu quả cho người lao động, vừa giải quyết được việc làm vừa có thu nhập, góp phần phát triền kinh tế xã hội tại địa phương.

Có thể khẳng định rằng, việc đào tạo nghề theo đề án 295 đã góp phần giảm thiểu được số lao động dôi dư, chuyển dịch dần từ sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh. Hiệu quả từ việc thực hiện Đề án tạo ra được sự chuyển biến trong các cấp, các ngành và nhân dân về vai trò quan trọng của dạy nghề cho lao động, đặt biệt rất quan trong đối với nguồn nhân lực nông thôn,  giảm nghèo, nâng cao mức thu nhập,ổn định cuộc sống, đồng thời góp phần thực hiện thành công Đề án 1956 về đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã và đang được triển khai.

                                                                                                                                                                                          Ban Tuyên giáo Hội LHPN tỉnh

 

Tin mới
Xem tin theo ngày  
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu: