"Chổ dựa" cho đồng bào dân tộc thiểu số thêm cơ hội an cư cho người dân các xã đặc biệt khó khăn Giải ngân hỗ trợ nhà ở theo Nghị định 28/2022/NĐ-CP
Chị Đặng Thị Hồng ở thôn Cần Nông, xã Hồng Quảng (A Lưới) xây dựng mô hình sản xuất nấm hữu cơ với diện tích 700m2. Chị được hỗ trợ vốn, chuyển giao công nghệ và chính thức thành lập HTX sản xuất nấm, ổi hữu cơ Hồng Lý tại xã Hồng Quảng. Mỗi tháng, chị Hồng xuất ra thị trường 6 tạ nấm, thu nhập bình quân 15 triệu đồng/tháng và tạo việc làm cho hàng chục lao động.
Theo lời kể của chị Hồng, ban đầu, chị gặp khó khăn khi không tiêu thụ được sản phẩm. Sau đó, chị thấy nhiều người bán hàng online, livestream trên mạng xã hội nên bắt đầu nghiên cứu, thử quay các sản phẩm để đưa lên giới thiệu. Dần dần, chị phát triển kênh livestream, nhiều người vào xem trực tiếp và ủng hộ.
Trưng bày các mặt hàng nông sản sạch của phụ nữ Nam Đông
Theo thống kê của Hội LHPN tỉnh, hai huyện Nam Đông và A Lưới đã hình thành được 3 HTX và 2 tổ hợp tác, tổ liên kết sản xuất dịch vụ, tạo việc làm cho trên 300 thành viên. Lĩnh vực chủ yếu được chị em lựa chọn là sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông, lâm đặc sản địa phương. Ứng dụng thành công tiến bộ công nghệ cũng là cách để các HTX và chị em phụ nữ vùng cao đưa sản phẩm của cơ sở vươn xa hơn trên thị trường. Thành công từ các mô hình đã góp phần thay đổi cơ bản nhận thức của xã hội, nhất là nam giới về vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế.
Bà Lê Thị Quỳnh Tường, Chủ tịch Hội LHPN A Lưới cho hay: Từ khi kinh doanh buôn bán qua điện thoại thông minh, các chị cũng quảng cáo nông sản của mình qua Facebook, Zalo và các trang mạng xã hội khác nên bán được nhiều sản phẩm. Vì vậy, nhiều phụ nữ không còn phải vất vả gùi hàng xuống chợ, mà có thương lái đến tận nhà thu mua.
Để sản phẩm đến được tay người tiêu dùng, hội phụ nữ các huyện đã mời cán bộ về mở lớp hướng dẫn kiến thức về công nghệ thông tin. Dù lần đầu tiếp xúc các khái niệm như chuyển đổi số, marketing... nhưng với sự chịu khó học hỏi, đến nay, thị trường tiêu thụ của các chị đã mở rộng ra hàng chục tỉnh thành cũng chủ yếu thông qua quảng bá trên các nền tảng số. Sau các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật, tập huấn về khởi sự kinh doanh hay khởi nghiệp, PN dân tộc đã thay đổi rõ rệt về nhận thức.
"Sản phẩm của chúng tôi được mọi người biết đến, thậm chí các tỉnh khác cũng đặt hàng và thu nhập được tăng lên”, chị Phạm Thị Với ở thôn A2, xã Hương Sơn (Nam Đông) chuyên kinh doanh các mặt hàng nông sản sạch cho biết.
Trở ngại lớn nhất cho PN ở vùng cao đối với việc tiếp cận công nghệ số là thiếu điều kiện trang bị các thiết bị thông minh như điện thoại, máy tính. Dù nhiều chị đã có điện thoại thông minh, nhưng phần lớn là các điện thoại đời cũ (do con cháu không sử dụng cho lại hoặc do kinh tế khó khăn nên mua lại các sản phẩm cũ chỉ đủ nghe, nhìn) với thiết bị cũ, tốc độ xử lý chậm nên việc tiếp cận các công nghệ, sản phẩm chuyển đổi số chậm hoặc không thực hiện được.
Ở miền núi, hạ tầng internet cũng chưa toàn diện. Nhiều gia đình chưa được phủ sóng internet, sử dụng phí 3G, 4G khá đắt đỏ nên hạn chế tham gia các hoạt động chuyển đổi số, nhất là việc sử dụng các sản phẩm dịch vụ công trực tuyến của chính quyền. Tâm lý của phụ nữ khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến trong xây dựng chính quyền số, chính quyền điện tử còn e dè trong thao tác do kỹ năng, thông tin hạn chế; chỉ tham gia tích cực trong khai thác thông tin từ các trang mạng xã hội như Zalo, Facebook, Youtube...
Đã có nhiều mô hình hay ở các hội phụ nữ khi hỗ trợ PN nghèo mượn tiền mua điện thoại thông minh; đồng thời, hướng dẫn phụ nữ những kiến thức cũng như thông tin pháp luật khi sử dụng các trang mạng xã hội, internet. Qua đó, giúp phụ nữ có những kiến thức cơ bản nhất khi tiếp cận và sử dụng các dịch vụ, sản phẩm liên quan đến chuyển đổi số.
https://baothuathienhue.vn/