Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 5.877.974
Truy cập hiện tại 432
Phát triển kinh tế gia đình bằng mô hình trồng mướp đắng trái vụ trên cát của xã Quảng Thái
Ngày cập nhật 19/10/2012

Trong những năm gần đây, cây mướp đắng đang trở thành một trong những loài cây trồng giúp người dân xã Quảng Thái mang lại thu nhập và có hiệu quả kinh tế cao. Cây mướp đắng đã được người dân xã Quảng Thái trồng từ nhiều năm nay, được người dân đánh giá là loại cây màu dễ trồng, không tốn nhiều công chăm sóc lại cho năng suất và hiệu quả cao.
 

Hiện nay, xã Quảng Thái có khoảng 12ha diện tích cây mướp đắng, được người dân tập trung trồng chủ yếu ở các thôn như: Thôn Tây Hoàng, Trằm ngang, Trung Kiều...

 Chị Phạm Thị Mai là một Hội viên phụ nữ thôn Tây Hoàng, xã Quảng Thái là một trong những hộ gia đình đã trồng mướp đắng nhiều năm nay cho biết. trong vụ mướp đắng này, chị tiếp tục sử dụng 1000m2 đất vườn của gia đình để trồng cây mướp đắng trái vụ, ước tính vụ mướp đắng này gia đình chị sẻ thu về khoảng 25 tạ quả. Với giá bán đầu mùa từ 12.000-17.000 đồng/ 1 kg và giữa mùa từ 7.000-10.000 đồng/ 1kg, gia đình chị sẻ có một khoản thu nhập đáng kể cao hơn so với trồng các loại màu khác.

 Thôn Tây Hoàng, xã Quảng Thái có 165 hộ gia đình thì có tới 50 hộ gia đình trồng cây mướp đắng trái vụ trên cát. Cây mướp đắng được các hộ gia đình trong thôn chọn trồng từ nhiều năm nay, vì đây là loại cây màu dễ trồng lại cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao.
 Chị Mai cũng cho biết thêm nhờ có thu nhập từ mô hình trồng cây mướp đắng trên cát mà cuộc sống gia đình chị cũng như nhiều gia đình trong thôn giờ đây đã dần ổn định, một số gia đình đã thoát nghèo và có kinh tế ngày càng khá hơn.

 Với sự thành công của mô hình trồng cây mướp đắng trên cát, hiện nay trên địa bàn xã Quảng Thái nhiều thôn cũng đã và đang thực hiện trồng cây mướp đắng. Đây thực sự là một loại cây màu giúp người dân xóa đói giảm nghèo hiệu quả, đồng thời giúp tăng cường tính đa dạng trong cơ cấu cây trồng của xã.

 Tuy nhiên, việc trồng cây mướp đắng của người nông dân chủ yếu vẫn mang tính tự phát, chưa có chính sách hỗ trợ về vốn, kiến thức nên năng suất và chất lượng cây trồng vẫn chưa thực sự bền vững. Hơn nữa, hiện nay việc tiêu thụ sản phẩm của người dân chủ yếu vẫn là bán nhỏ lẻ ngoài thị trường, nhu cầu và giá cả không ổn định. Vì vậy, đó cũng là một trong những khó khăn khi người dân phát triển và quy hoạch các vùng trồng mướp đắng trái vụ trên vùng cát chuyên canh địa bàn xã Quảng Thái.

Hội LHPN xã Quảng Thái

Tin mới
Xem tin theo ngày  
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu: