Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 5.314.079
Truy cập hiện tại 268
Tín hiệu tích cực từ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thông qua nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội!
Ngày cập nhật 25/09/2023

Huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương có nhiều tiềm năng, thế mạnh về sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, quy mô các mô hình kinh tế vẫn mang tính nhỏ lẻ, manh mún, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi chậm dẫn đến hiệu quả kinh tế chưa cao. Nhận diện rõ những khó khăn, hạn chế của địa phương, những năm gần đây, huyện Uỷ, HĐND và UBND huyện Phong Điền đã tập trung triển khai Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, khuyến khích Nhân dân đẩy mạnh sản xuất thành hàng hóa theo chuỗi giá trị; phát triển sản xuất, kinh doanh gắn liền với ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế.

Mô hình chăn nuôi bò sinh sản của anh Nguyễn Ngọc Duy, thôn Tả Hữu Tự, xã Phong Bình

 

Chúng tôi đến thăm mô hình chăn nuôi bò sinh sản của gia đình anh Nguyễn Đăng Bằng  và một số bà con khác ở thôn Chùa Thiềm Thượng, xã Phong Hoà mới thấy sự chuyển biến hết sức ấn tượng. Những năm trước đây, nhiều bà con, nhân dân trong thôn chủ yếu làm nông nghiệp, từ khi tiếp cận được nguồn vốn các chương trình tín dụng chính sách ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Phong Điền đã giúp bà con chuyển hướng ngoạn mục. Bên tách trà nóng vào buổi chiều cuối thu, anh Nguyễn Đăng Bằng đã trãi lòng chia sẽ “Trước đây, tôi cũng như bà con, nhân dân trên địa bàn thôn, sống chủ yếu bằng nghề nông với thu nhập rất bấp bênh, năm 2021 được hội Nông dân xã tín chấp tôi đã vay từ NHCSXH huyện Phong Điền số tiền 50 triệu đồng từ nguồn vốn chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo, để đầu tư 04 Bò mẹ nuôi sinh sản, sau 02 năm đã cho gia đình thu nhập 70 triệu đồng, từ khoản thu nhập này giúp gia đình trả nợ, trang trải cuộc sống và tái đầu tư…”. Đến nay, đàn bò của anh Bằng đã tăng lên 14 con. Không riêng gì gia đình anh Bằng; anh Nguyễn Ngọc Duy ở thôn Tả Hữu Tự, xã Phong Bình tâm sự: “ Nếu không nhờ nguồn vốn vay từ NHCSXH, không được tín chấp từ các Hội, đoàn thể ở xã thì không biết bao giờ gia đình tôi có điều kiện thoát nghèo chưa nói đến có thu nhập ổn định từ mô hình chăn nuôi bò sinh sản như ngày hôm nay”.

Anh Trần Ngọc Chiếu ở bản Hạ Long, xã Phong Mỹ cũng vậy, sau gần 03 năm tiếp cận vốn vay từ NHCSXH huyện, gia đình anh đã chuyển đổi mô hình từ “Vườn – Chuồng (lợn nái sinh sản)” sang mô hình chăn nuôi lợn bản (giống lợn rừng lai) với quy mô 40 con (gồm 14 mẹ và 26 con lứa) và luôn ổn định với số lượng như vậy. Với việc chuyển đổi trên đã đem lại cho gia đình anh thu nhập trên 100 triệu đồng/năm. Anh Chiếu chia sẻ: “Nhờ chuyển đổi mô hình kinh doanh và nguồn vốn vay ở NHCSXH huyện, đến nay gia đình tôi đã có cái ăn, cái để.”

Có thể thấy, việc chuyển đổi các mô hình sản xuất truyền thống sang các mô hình mới có ứng dụng khoa học, kỹ thuật …đã trở thành một hướng phát triển kinh tế mà nhiều hộ gia đình đã lựa chọn để phát triển kinh tế. Nhiều hộ đã thoát nghèo vươn lên làm giàu từ các mô hình chuyển đổi như những gia đình điển hình trên.

Mô hình chăn nuôi lợn bản của anh Trần Ngọc Chiếu, bản Hạ Long, xã Phong Mỹ

Ông Đoàn Văn Quốc – Chủ tịch UBND xã Phong Hoà cho biết: “Bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền, vận động…, cấp ủy, chính quyền xã đặc biệt chú trọng hướng dẫn người dân tiếp cận với các chính sách ưu đãi, hỗ trợ để đầu tư phát triển sản xuất, đặc biệt là nguồn vốn TDCS thông qua NHCSXH. Ưu tiên phát triển các cây trồng, vật nuôi có thế mạnh. Đồng thời, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người dân trong việc thực hiện các mô hình, cung ứng vật tư cần thiết để thực hiện và nhân rộng các mô hình hiệu quả. Khuyến khích thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác để người dân liên kết sản xuất, thúc đẩy việc phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung”. Việc xây dựng, phát triển và nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả đã góp phần không nhỏ trong việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn xã, đồng thời nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xuống đáng kể. Từ những hiệu quả của các mô hình kinh tế, xã đang tiếp tục nhân rộng các mô hình sản xuất mới. Nhưng việc triển khai vẫn còn gặp nhiều khó khăn, như: người dân còn lúng túng trong phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng; một số hộ gặp khó khăn do thiếu vốn đầu tư và đặc biệt là tìm kiếm thị trường đầu ra... Để khắc phục những vấn đề này, thời gian tới, xã sẽ tiến hành rà soát, xây dựng phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng; tìm kiếm liên kết sản xuất để bao tiêu sản phẩm, tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận với vốn vay ưu đãi để đầu tư, chuyển đổi, mở rộng sản xuất” ông Quốc cho biết.

Những mô hình mang lại hiệu quả kinh tế đã và đang từng bước giúp người dân trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế vươn lên làm giàu từ sản xuất nông nghiệp, góp phần quan trọng vào thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, xóa đói, giảm nghèo bền vững./.

                                                                                                            Tin, bài: NHCSXH PHONG ĐIỀN

 


 

 

Tin mới
Xem tin theo ngày  
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu: